Mua bán xe oto Mazda cũ và mới ✅ Xe Mazda 2, Mazda 3, Mazda 6, Mazda CX5 ✅ Xe 7 chỗ Mazda Premacy ✅ Xe bán tải Mazda BT50 giá rẻ

10 phát minh công nghệ đã thay đổi lịch sử ô tô vĩnh viễn

Không ai có thể phủ nhận rằng ô tô là một cỗ máy ấn tượng đã không ngừng tiến hóa và tái phát minh chính nó từ nguồn gốc ban đầu. Trong nhiều trường hợp, sự tiến hóa của nó được thúc đẩy bởi nhu cầu cải thiện độ an toàn và sự dễ chịu của người ngồi trên xe.

Nhưng đương nhiên, đó không phải là những mục tiêu duy nhất, bởi tính tiết kiệm nhiên liệu hoặc tham vọng mang otiws một thứ gì đó tốt hơn những đối thủ cũng là những nguyên nân quan trọng dẫn hướng một mẫu xe tiến về phía trước. May mắn thay, tương lai của ngành xe trong rất hứa hẹn, và tự tin rằng trong vòng 20 năm tới, ô tô sẽ tiếp tục tiến hóa hơn bao giờ hết.

Trong danh sách này, chúng ta sẽ cùng nhìn lại 10 phát minh đã thay đổi lịch sử của ngành ô tô vĩnh viễn.

Dây đai an toàn

Không có gì phải băn khoăn, đây là phát minh đã cứu sống nhiều mạng người trong lịch sử của ngành ô tô. Và mặc dù nguồn gốc của nó tới từ máy bay trong những năm đầu của thế kỷ trước, dây đai 3 điểm phổ biến mà chúng ta vẫn biết ngày hôm nay, chỉ xuất hiện trong một chiếc xe từ năm 1958. Đó là năm hãng Volvo đã trang bị cho mẫu P220 Amazon của họ với một dây đai an toàn.

Túi khí

Về mặt kỹ thuật, túi khí là trang bị phồng ra trong vòng mili giây trong trường hợp một vụ tai nạn xảy ra nhằm ngăn chặn người ngồi khỏi đập trực tiếp vào vô lăng hoặc mặt táp-lô. Chiếc xe đầu tiên có sử dụng một túi khí cho tài xế là Oldsmobile Toronado trong năm 1973. Thực tế, nó là một hệ thống túi khí rất cơ bản, và không hoạt động chuẩn xác. Nó đã được bán làm một tùy chọn có giá 250 USD, quá đắt đỏ đến mức chỉ có 1.000 chiếc được chế tạo.

Túi khí "hiện đại" đầu tiên đã ra mắt năm 1981 trên một mẫu Mercedes-Benz S-Class. Kể từ đó, trang bị an toàn này đã không ngừng tiến hóa. Trong năm 1994, mẫu Volvo 850 đã giới thiệu túi khí ở bên sườn và trên cửa kính, và 2 năm sau đó là sự ra đời của túi khí đầu gối. Trong năm 2009, Ford giới thiệu túi khí phồng ra từ dây đai an toàn đầu tiên trong mẫu Fusion. Và đến năm 2011, Volvo V40 trình làng kiểu túi khí cho người đi bộ đầu tiên.

Hệ thống cân bằng xe tự động điện tử (ESP)

Đây là phát minh đã cứu nhiều người thứ hai sau dây đai an toàn. Và thú vị hơn là nó được phát triển một cách vô tình. Trong năm 1989, một kỹ sư Mercedes-Benz, ông Frank Werner Mohn, đã mất kiểm soát chiếc E-Class của mình ở Thụy Điển khi đi trên đường thử xe của nhà sản xuất. Trong khi ông ấy chờ đợi giúp đỡ, ông ấy đã tự hỏi rằng liệu sẽ có thể sử dụng cảm ứng phanh ABS để đô tốc độ trên từng bánh xe và tự chủ động phanh để tránh tai nạn như ông ấy vừa bị.

May mắn là nhà sản xuất đã có cái nhìn tích cực trước ý tưởng trên và ông Mohn đã bắt đầu phát triển một thuật toán sẽ cho phép tính toán mỗi bánh sẽ phải phanh đến đâu để ổn định xe. Khi thành công, ông ấy đã tăng số cảm ứng ABS và bổ sung thêm một phụ tùng mới cho mẫu xe thử nghiệm của mình: một con quay của trực thăng điều khiển từ xa có khả năng đo vòng quay trên trục thẳng của xe.

Trong năm 1992, Mercedes-Benz đã bắt đầu phát triển một hệ thống cân bằng xe tự động điện tử (ESP) trong một mối hợp tác với Bosch cho các mẫu xe thương mại của họ. Hệ thống hoàn chỉnh đã ra mắt lần đầu trong mẫu Mercedes CL 600. Một công nghệ đã trở thành trang bị bắt buộc cho tất cả xe được bán ở Liên Minh Châu Âu.

Hệ thống phanh khẩn cấp tự động và phát hiện người đi bộ

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp tự động thành thị đầu tiên đã xuất hiện trên xe Volvo từ gần một thập kỷ trước. Ở thời điểm đó, nó đã sử dụng một camera laze hồng ngoại, có khả năng ép buộc xe tự phanh ở tốc độ dưới 30 km/h để tránh (hoặc giảm bớt lực tác động) một vụ va chạm phía trước.

Kể từ đó, các hệ thống này đã không ngừng tiến hóa, và giờ đây một số xe ví như Mercedes-Benz E-Class và S-Class có thể phanh ở tốc độ 200 km/h, kết hợp cùng dữ liệu camera tốc độ cự li dài với camera lập thể để phát hiện người đi bộ và tránh đâm qua họ.

Hệ thống kiểm soát hành trình

Công năng chính của tính năng này bên cạnh việc duy trì một tốc độ ổn định là nó có thể gia tốc hoặc phanh tùy thuộc vào giao thông phía trước. Nó sử dụng radar cự li dài và một camera thường được đặt trên lưới tản nhiệt phía trước hoặc trung tâm của gương chiếu hậu. Hệ thống kiểm soát hành trình bắt đầu trở nên phổ biến từ một thập kỷ trước và là một tính năng cơ bản cho hệ thống lái tự động.

Hệ thống lái tự động

Đây là một công nghệ mới mà các chuyên gia cho rằng sẽ là tương lai của ô tô. Một số mẫu xe từ các nhà sản xuất xe sang như Audi, BMW, Mercedes-Benz, Tesla, và Volvo đã sử dụng nó. Hiện tại, một trong những hệ thống tự lái tân tiến nhất là có ở mẫu Audi A8 mới, nơi nó được miêu tả là hệ thống lái tự động Cấp 3.

Trong mẫu sedan cỡ lớn gốc Đức, tính năng lái tự động có thể hoạt động mà không yêu cầu bất cứ hành động nào của tài xế, với một tốc độ lên tới 60 km/h, nhờ có một hệ thống có thể phân tích tình hình giao thông. Bên cạnh đó, các hệ thống như thế cũng có thể thay đổi tốc độ dựa theo biển báo trên đườn và thực hiện bẻ lái như tự động đổi làn chẳng hạn.

Động cơ dầu diesel

Mặc dù kỹ sư người Đức, Rudolf Diesel đã phát minh ra động cơ này trong năm 1883, nó chỉ được sử dụng lần đầu tiên trong một chiếc xe thương mại trong năm 1936, khi nó được trang bị trong mẫu Mercedes-Benz 260 D. Chiếc xe này đã được lắp đặt với một động cơ đốt trong hút khí tự nhiên với 4 xi-lanh, sản sinh 45 mã lực ở tua máy 3.200 vòng/phút. Nó tiêu thụ rất ít nhiên liệu và đã có thể đi được hơn  400 km mà không cần tái nạp nhiên liệu.

Từ thời điểm trên, động cơ diesel bắt đầu trở nên thông dụng hơn trong ô tô, bởi vì tính tiết kiệm nhiên liệu của chúng. Trong thập niên 1980', động cơ diesel bổ sung thêm bộ tăng áp, gia tăng đáng kể công suất và tính tiết kiệm của chúng. Giờ đây, diesel là một từ "bẩn", nhưng một số nhà sản xuất ô tô vẫn tin tưởng vào công nghệ này và đầu tư nhiều triệu USD để duy trì phát triển nó.

Hệ thống lái 4 bánh

Mercedes-Benz đã giới thiệu hệ thống lái 4 bánh lần đầu tiên trong một mẫu xe quân sự có tên VL 170 trong thập niên '30 của thế kỷ trước. Nó cho phép hệ thống lái có thể quay cả hai trục trước vào sau theo hai hướng đối lập, giảm bớt đường kính quay vòng xe.

Mẫu xe đi đường đầu tiên áp dụng hệ thống này, với điều khiển điện tử, là mẫu Honda Prelude trong năm 1988. Trong thập niên 1990', Citroen đã giới thiệu mẫu xe ZX có trục sau có thể tận dụng quán tính tạo ra bởi đường công để "biến hóa" hệ thống treo phía sau của nó và tạo ra một hiệu ứng định hướng.

Vài năm sau đó, Renault đã quay trở lại và sử dụng hệ thống này trong mẫu Laguna GT ra mắt năm 2007. Ngày nay, nhiều xe thể thao có áp dụng nó  để cải thiện thành tích trong những vòng đua nhanh, như trường hợp của Porsche 911.

Điều hòa

"Quên đi cái nóng mùa hè trong chiếc xe có điều hòa không khí duy nhất trên thế giới." Đây là những gì đã được nói trong quảng cáo mẫu Packard 120 ra mắt năm 1939. Tuy nhiên ở thời điểm đó, điều hòa có tồn tại một số vấn đề: hệ thống máy nén chính đã chiếm hết cả cốp sau và chỉ có đúng hai công năng bật-tắt.

May mắn là các hệ thống điều hòa đã cải thiện đáng kể trong nhiều thập kỷ qua, và tới ngày nay, những hệ thống tân tiến nhất còn có thể điều hiển nhiệt độ và luồng gió cho từng hành khách đơn lẻ.

Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD)

Mẫu xe đầu tiên có hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian không phải là một mẫu Audi, mà là Jensen FF 1966. Mẫu xe này đã có một hệ thống 4x4 được làm ra bởi Ferguson Formula (FF), và nó truyền 37% lực mô-men xoắn tới trục trước và 63% tới trục sau. Khi mới được phát hành, nó đã trơ thành một điểm tiêu chuẩn cho tính động lực trên đường ướt hoặc tuyết.

Mặt khác, hệ dẫn động 4 bánh cũng đã cách mạng hóa thế giới đua việt dã. Trong năm 1980, trong giải đua Rally de Portugal, Hannu Mikkola đã lái một chiếc Audi Quattro hoàn thành tất cả màn đua với thành tích 29 phút dẫn trước để giành chiến thắng. Tuy nhiên, bởi vì chiếc xe của ông ấy chưa được thừa nhận để thi đấu, nên kết quả đó đã không được tính vào bảng xếp hạng cuối cùng.

Kể từ khi đó, các hệ thống dẫn động 4 bánh toàn thời gian đã tiến hóa rất nhiều và bây giờ có khả năng phân phối công suất động cơ giữa các bánh xe để cải thiện tính bám đường. Một số mẫu xe hybrid và điện thậm chí còn lắp đặt một động cơ trên trục trước và một trên trục sau, để chúng không phải có một trục truyền động để kết nối động cơ với truyền động cuối cùng.

>>> 7 mẫu xe quan trọng nhất lịch sử 7 thập kỷ qua của Porsche

Khám Phá Khám Phá Ô Tô Công Nghệ Ô Tô Lịch Sử Xe Lịch Sử Ngành Xe Túi Khí Điều Hòa Hệ Thống Tự Lái

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm XeMua bán xe ô tô cũ

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget