Kỹ thuật này được Nissan gọi là hình thể vô song hai mặt. Nissan nói rằng kỹ thuật này rất linh hoạt và giúp Nissan rút ngắn thời gian phát triển, xây dựng cũng như chi phí sản xuất. Nó có thể được thương mại hóa để sản xuất và bán nhiều loại phụ tùng thay thế và dịch vụ hậu mãi với số lượng nhỏ cho những chiếc xe mà Nissanđã dừng sản xuất.
Hình thể vô song hai mặt - nghe có vẻ phức tạp nhưng kỹ thuật này đơn thuần là sử dụng hai robot đồng bộ, ở hai bên của một tấm thép, rồi dần dần định hình miếng sắt bằng các công cụ cắt kim cương.
Bước khó khăn nhất với Nissan chính là việc lập trình hoạt động robot sao cho đồng bộ. Được biết, Nissan giải quyết vấn đề này bằng cách phát triển các chương trình tiên tiến có khả năng điều khiển cả robot với độ chính xác cao về kích thước, cho phép tạo thành các hình dạng lồi và lõm vô cùng chi tiết.
Hãng xe Nhật không đi sâu vào chi tiết nhưng họ cho biết các kỹ thuật chế tạo phụ tùng ô tô hiện chủ yếu dựa trên hình thể một mặt nhằm hạn chế sự phức tạp của các hình dạng có thể được tạo ra.
Nissan cũng tiết lộ rằng việc sử dụng các công cụ cắt kim cương giúp làm giảm ma sát và loại bỏ sự bôi trơn không cần thiết, từ đó giúp tối thiểu chi phí sản xuất, đồng thời giúp cải thiện tính nhất quán chất lượng bề mặt và giảm tác động không tốt đến môi trường.
Không có thông tin gì về việc khi nào Nissan sẽ bắt đầu cung cấp các bộ phận, phụ tùng được chế tạo bằng kỹ thuật mới, nhưng có lẽ sẽ không còn lâu nữa. Những năm gần đây, Nissan cho thấy sự quan tâm đặc biệt tới các mẫu xe cổ điển của hãng, đáng chú ý nhất, Nissan đã ra mắt NismoHeritage Parts, bộ phận chịu trách nhiệm cung cấp các linh kiện cho R32, R33 và R34 GT-R.
Nhược Hi (Tuoitrethudo)
Theo: Carscoops
Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm XeMua bán xe ô tô cũ
Đăng nhận xét