Mua bán xe oto Mazda cũ và mới ✅ Xe Mazda 2, Mazda 3, Mazda 6, Mazda CX5 ✅ Xe 7 chỗ Mazda Premacy ✅ Xe bán tải Mazda BT50 giá rẻ

Đề xuất tăng thuế, phí xe bán tải khiến người tiêu dùng cuống cuồng 6

Tăng thuế, phí hàng trăm triệu đồng

Tuy mới chỉ là đề xuất gửi lên Chính phủ và Quốc hội, song ý kiến của Bộ Công thương về việc áp dụng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) và phí trước bạ đối của xe bán tải tương đương mức thuế áp dụng cho xe du lịch dưới 9 chỗ đã khiến người tiêu dùng cuống cuồng.

Cụ thể, thay vì mức 15% như hiện tại, mức thuế TTĐB được đề xuất tăng lên lên 50% - 55% và 90% ngay trong năm 2017 này, tùy từng dung tích động cơ. Riêng loại có dung tích từ 2.500cc - 3.000cc sẽ tăng lên mức 60% vào năm 2018 (còn lại sẽ giữ nguyên các mức thu đối với các loại dung tích động cơ).

Đề xuất tăng thuế, phí xe bán tải khiến người tiêu dùng cuống cuồng 1
Đề xuất tăng thuế, phí xe bán tải khiến người tiêu dùng cuống cuồng

Nếu như quy định này trở thành hiện thực, thì người tiêu dùng sẽ phải bỏ thêm một số tiền khá lớn để sở hữu xe bán tải. Chẳng hạn, một chiếc Chevrolet Colorado LT 2.5L hiện có giá bán lẻ là 650 triệu đồng, sau khi thay đổi mức thuế TTĐB theo xe du lịch sẽ có giá bán lên tới gần 840 triệu đồng, cao hơn hiện nay gần 200 triệu đồng. Nếu là các dòng xe có dung tích 3.2L như Mazda BT-50 hay Ford Ranger sẽ có mức tăng khủng khiếp hơn - lên tới hơn 400 triệu đồng khi mà mức thuế TTĐB hiện tại đang từ 15% tăng lên đến 90%.

Đấy là chưa kể việc tăng lệ phí trước bạ đối với xe bán tải, từ 2% lên 10 - 12% cũng sẽ góp phần không nhỏ tăng giá xe.

Tăng thuế/phí có làm tăng đóng góp ngân sách?

Theo thống kê, số lượng xe bán tải bán ra trong năm 2015 là 16.741 xe, năm 2016 đạt 23.099 xe, chiếm hơn 7,5% thị phần (chỉ xếp sau dòng sedan và SUV); 5 tháng đầu năm 2017 đạt gần 9.300 xe. Nguyên nhân chính khiến phân khúc xe bán tải tăng trưởng mạnh là do giá bán hợp lí (chủ yếu dao động trong khoảng 600-900 triệu đồng) và trang bị tiện nghi, đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng khác nhau... Bởi vậy, đề xuất tăng thuế/phí của xe bán tải tương đương với dòng xe du lịch dưới 9 chỗ sẽ đánh mất đi lợi thế của dòng xe này, dẫn đến doanh số sẽ giảm, ảnh hưởng không nhỏ tới nguồn thu của Nhà nước.

Theo lãnh đạo một đại lý kinh doanh xe bán tải, việc tăng thuế, phí đối với dòng xe bán tải có thể mang lại cho ngân sách một nguồn thu trước mắt, song về lâu dài, việc áp dụng các mức thuế, phí của xe du lịch sẽ khiến dòng xe bán tải mất đi lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là người tiêu dùng sẽ "quay lưng" với phân khúc này. Hậu quả là doanh số giảm dẫn đến việc kinh doanh không có lãi và chắc chắn các hãng phải cân nhắc lại việc đưa dòng xe này về Việt Nam do không có hiệu quả.


Người tiêu dùng có thể "quay lưng" với dòng xe bán tải nếu quy định tăng thuế, phí được áp dụng

Nhiều ý kiến cho rằng, việc tăng tăng thuế, phí đối với xe bán tải như một rào cản kỹ thuật để khiến các hãng sản xuất buộc phải lắp ráp dòng xe này trong nước. Nhưng hiện chưa có đánh giá nào cụ thể về việc các hãng sẽ phải xem xét việc tái khởi động các dây chuyền lắp ráp xe bán tải, khi mà hầu hết các hãng đã loại bỏ việc lắp ráp này từ trước năm 2010.

Chính vì vậy, cần cân nhắc đến bài toán lâu dài, tránh những biện pháp mang tính nhất thời gây ảnh hưởng không tốt đến thị trường tiêu dùng do dòng xe bán tải được đánh giá là khá phù hợp với nhu cầu sử dụng và phát triển kinh tế tại Việt Nam.

Hiện nay, dòng xe bán tải đang được phân loại là vừa chở người, vừa chở hàng, có niên hạn 25 năm (theo TCVN 7271 và sửa đổi tại Quyết định 2431/2010/BKHCN). Như vậy, nếu áp dụng mức thuế/phí như xe du lịch sẽ khiến Bộ Khoa học và Công nghệ phải xem xét lại định nghĩa phân loại dòng xe này nhằm đảm bảo công bằng cũng như thống nhất việc phân loại xe cơ giới tại Việt Nam.

Việc tăng tăng thuế, phí đối với xe bán tải như một rào cản kỹ thuật để khiến các hãng sản xuất buộc phải lắp ráp dòng xe này trong nước 1
Việc tăng tăng thuế, phí đối với xe bán tải như một rào cản kỹ thuật để khiến các
hãng sản xuất buộc phải lắp ráp dòng xe này trong nước

Dưới đây là cơ cấu tính giá xe bán tải ở Việt Nam (chưa bao gồm các khoản chi phí liên quan đến vận chuyển trong nước, chi phí về quảng cáo, nhà xưởng và nhân sự, và cả lợi nhuận của nhà nhập khẩu/phân phối).

A: Giá nhập khẩu CIF (Cost: Giá xuất xưởng, Insurance: Bảo hiểm, Freight: Vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam).

B: Giá sau khi nộp thuế nhập khẩu = A + (Giá nhập khẩu x 5%).

C: Giá sau khi nộp thuế Tiêu thụ Đặc biệt = B + (Giá sau thuế nhập khẩu x 15%).

D: Giá sau khi nộp thuế Giá trị Gia tăng = C + (Giá sau thuế Tiêu thụ Đặc biệt x 10%).

Phí Xe Bán Tải Thị Trường Xe Bán Tải Thuế Xe Bán Tải

Google Tìm Xe Tìm đường tới Tìm Xe Hình ảnh Tìm Xe

Đăng nhận xét

[blogger]

MKRdezign

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.
Javascript DisablePlease Enable Javascript To See All Widget